Tư vấn cách khử trùng nước an toàn, hiệu quả & tinh khiết hơn:Nên lựa chọn nước giếng đào, nước giếng khoan để xử lý. Trong trường hợp không có nguồn nước ngầm, phải sử dụng nước ao hồ, sông suối, kênh rạch thì cần lựa chọn những điểm có khả năng ít bị ô nhiễm nhất, phương pháp khử trùng phổ biến và hay được sử dụng trong những nhà máy xử lý nước. Hóa chất khử trùng được sử dụng là Clo lỏng hay còn có tên gọi khác là nước Javen trong dung dịch 12,5% khi xử lý nước sinh hoạt, hoặc 15% khi xử lý nước thải
Mục Lục
+ Khử trùng nước là gì?
Khử trùng nước có thể hiểu là việc giết chết hoặc khử đi hoạt tính của những vi sinh vật gây hại có trong nước. Trên thực tế, khử trùng nước thường được phân làm hai loại:
– Khử trùng cơ bản: hiệu quả khử trùng cao, tiêu diệt vi sinh vật gây hại đạt mức mong muốn.
– Khử trùng thứ cấp: duy trì lượng chất khử trùng có trong nước giúp ngăn ngừa sự tái phát triển của vi sinh vậy gây hại
Một số phương pháp khử trùng nước sử dụng trong công nghệ xử lý nước
Trong xử lý nước, một số hệ thống xử lý thường kết hợp sử dụng thêm những phương pháp khử trùng để nâng cao chất lượng nguồn nước đầu ra. Có rất nhiều những phương pháp khử trùng khác nhau, tùy theo yêu cầu cũng như điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất
+ Tư vấn cách khử trùng nước an toàn, hiệu quả & tinh khiết hơn
Mặc dù trong quá trình xử lý nước, những tạp chất gây ô nhiễm, những vi sinh vật gây hại đã được loại bỏ nhưng chúng chưa thực sự hoàn toàn tinh khiết, vẫn còn có những bào tử hay những vi sinh vật còn sót lại trên đường ống sẽ nhiễm vào trong nước. Chính vì lý do này mà ta cần khử trùng nước, làm cho nước trở lên an toàn, tinh khiết hơn.
# Khử trùng bằng tia cực tím UV
Khử trùng bằng tia cực tím (UV) là một phương pháp tiêu diệt vi sinh vật gây hại bằng tia cực tím bằng cách phá hủy các acid nucleic và DNA của vi sinh vật và được thực hiện trong một môi trường chuyên dụng. Với phương pháp khử trùng này có khả năng tiêu diệt được rất nhiều vi sinh vật, từ viruts đến tảo hay những động vật đơn bào.
Tia cực tím là bức xạ điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy được. Ở bước sóng nhất định, UV có thể phá hủy acid nucleic, phá vỡ liên kết DNA làm cho chúng không thể phân chia được, từ đó có thể tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa khả năng hoạt động và phát triển của vi sinh vật. Chính vì vậy, để có thể khử trùng hoàn toàn, khử trùng bằng tia UV thường được tiến hành trong một môi trường chuyên dụng khép kín, tia UV diệt trùng được phát ra với bước sóng chính xác ( với bước sóng 254 nm sẽ mang lại hiệu quả diệt khuẩn cao nhất), chiếu xạ toàn bộ môi trường đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn và không bỏ sót bất cứ một vi sinh vật nào.
Phương pháp này được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: khử trùng không khí, khử trùng nước, bảo vệ thực phẩm và đồ uống….Trong xử lý nước, việc sử dụng tia cực tím để khử trùng mang lại hiệu quả cao, nhanh và không còn tồn dư những hóa chất gây hại sau quá trình khử trùng.
# Khử trùng bằng khí Ozone
Ozone được biết đến làm một chất khử trùng và chất oxi hóa mạnh được tạo ra khi phân tử oxy phân ly va chạm với các nguyên tử oxi để tạo thành ozone ở trạng thái khí không ổn định.
Khử trùng bằng khí ozone được đánh giá là có hiệu quả cao nhất, mạnh nhất so với khử trùng bằng clo lỏng hay tia cực tím. Ozone có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt các mầm bệnh, các vi sinh vật gây hại, có khả năng phân hủy mạnh những thành phần kim loại và tạp chất có trong nước và sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nó sẽ phân hủy thành oxy, không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng hay mùi vị của nước, thậm chí còn có thể khử đi những mùi khó chịu có trong nước trước đó, như làm mất mùi clo.
# Sử dụng ozone để khử trùng nước
Có thể nói khí ozone là một chất khử trùng xanh, không chỉ có khả năng diệt khuẩn cao, ozone còn có khả năng phân hủy những chất độc hại trong thuốc trừ sâu, các chất bảo quản thành những chất vô hại, không để lại dư lượng những chất độc hại, cũng như không gây ô nhiễm thứ cấp.
Mặc dù có rất nhiều những ưu điểm vượt trội, tuy nhiên do chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành cao, cùng với việc có gây ra các phản ứng ăn mòn nên khử trùng bằng ozone vẫn chưa được sử dụng rộng rãi
# Khử trùng bằng khí Clo
Khí Clo được sử dụng rộng rãi như một thành phần khử trùng chính trong công nghệ xử lý nước, đây là phương pháp khử trùng truyền thống. Cơ chế diệt khuẩn của clo trải qua 2 giai đoạn:
– Giai đoạn đầu, khí Clo khuếch tán xuyên qua lớp màng tế bào của vi sinh vật
– Giai đoạn hai: khí cho phản ứng với những thành phần bên trong tế bào va phá hủy quá trình trao đổi chất bên trong dẫn đến việc phá hủy tế bào, tiêu diệt vi sinh vật.
Khí Clo sau khi được bơm vào nước sẽ cần có một thời gian để pha trộn và tiếp xúc cần thiết để có thể khử trùng hoàn toàn những mầm bệnh. Khí Clo hoạt động như một chất oxi hóa nhanh, giúp xử lý những mùi vị hữu cơ, tuy nhiên lại để lại lượng Clo tự do dư trong nước gây ra những mùi hăng khó chịu đồng thời cũng làm giảm độ ngọt của nước. bình thường, clo dư trong nước không ảnh hưởng gì đến sức khỏe ngoại trừ gây ra mùi khó chịu, tuy nhiên, có một số trường hợp chúng có thể tạo ra những sản phẩm phụ hay những chất hây hại, có ảnh hưởng không tốt đến trẻ em, phụ nữ có thai.
# Khử trùng bằng Sodium hypochlorite ( Clo lỏng hay nước Javen)
Đây là phương pháp khử trùng phổ biến và hay được sử dụng trong những nhà máy xử lý nước. Hóa chất khử trùng được sử dụng là Clo lỏng hay còn có tên gọi khác là nước Javen trong dung dịch 12,5% khi xử lý nước sinh hoạt, hoặc 15% khi xử lý nước thải
Quá trình khử trùng tương đối đơn giản bằng cách bơm Clo lỏng vào trong bể chứa nước và hòa trộn đều. Lượng clo lỏng bơm vào bể chứa sẽ được kiểm soát bằng những thiết bị riêng để đảm bảo lượng clo đủ để có thể khử trùng nước hiệu quả.
Trên đây là bốn phương pháp khử trùng hiệu quả và được áp dụng rộng rãi trong công nghệ xử lý nước. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm khác nhau, tùy theo mục đích, yêu cầu sử dụng và tính kinh tế để lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để áp dụng vào trong thực tế.
+ Một số biện pháp xử lý nước tại nhà
Lựa chọn nguồn nước: Nên lựa chọn nước giếng đào, nước giếng khoan để xử lý. Trong trường hợp không có nguồn nước ngầm, phải sử dụng nước ao hồ, sông suối, kênh rạch thì cần lựa chọn những điểm có khả năng ít bị ô nhiễm nhất, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt để xử lý theo các bước sau đây.
Các biện pháp xử lý nước
Bước 1: Làm trong nước” Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.
– Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
– Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (chú ý vải lọc bằng cốt tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).
Lưu ý: Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.
Bước 2: Khử trùng nước: Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.
a) Khử trùng nước bằng hóa chất:
- – Đối với hộ gia đình: Thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong.
- – Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
Cách khử trùng:
- – Viên Cloramine B 0,25g: Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.
- – Viên Aquatab 67mg: Cho 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.
- – Khử trùng bằng hóa chất bột: Thường được sử dụng khử trùng lượng nước cấp lớn. Lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramine hoạt tính trong l lít nước.
Đối với bột Cloramine B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramine B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.
Lưu ý:
- – Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.
- – Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo.
- – Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
- – Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.
b) Đun sôi nước
- – Chỉ sử dụng nước để uống trực tiếp sau khi đã đun sôi.
- – Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống.
- – Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.
c) Sử dụng các thiết bị lọc nước: Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng… Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau. Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm định, cấp phép của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.
Lưu ý: Nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.