Khử trùng nước là gì? có mấy cách khử trùng nước hiện nay? Khử trùng bằng khí ozone được đánh giá là có hiệu quả cao nhất, mạnh nhất so với khử trùng bằng clo lỏng hay tia cực tím. Ozone có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt các mầm bệnh, các vi sinh vật gây hại, có khả năng phân hủy mạnh những thành phần kim loại và tạp chất có trong nước và sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nó sẽ phân hủy thành oxy, không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng hay mùi vị của nước, thậm chí còn có thể khử đi những mùi khó chịu có trong nước trước đó, như làm mất mùi clo.
Mục Lục
Khử trùng nước là gì? có mấy cách khử trùng nước hiện nay?
Mặc dù trong quá trình xử lý nước, những tạp chất gây ô nhiễm, những vi sinh vật gây hại đã được loại bỏ nhưng chúng chưa thực sự hoàn toàn tinh khiết, vẫn còn có những bào tử hay những vi sinh vật còn sót lại trên đường ống sẽ nhiễm vào trong nước. Chính vì lý do này mà ta cần khử trùng nước, làm cho nước trở lên an toàn, tinh khiết hơn.
Khử trùng nước là gì?
Khử trùng nước có thể hiểu là việc giết chết hoặc khử đi hoạt tính của những vi sinh vật gây hại có trong nước. Trên thực tế, khử trùng nước thường được phân làm hai loại:
– Khử trùng cơ bản: hiệu quả khử trùng cao, tiêu diệt vi sinh vật gây hại đạt mức mong muốn.
– Khử trùng thứ cấp: duy trì lượng chất khử trùng có trong nước giúp ngăn ngừa sự tái phát triển của vi sinh vậy gây hại
Một số phương pháp khử trùng nước sử dụng trong công nghệ xử lý nước
Trong xử lý nước, một số hệ thống xử lý thường kết hợp sử dụng thêm những phương pháp khử trùng để nâng cao chất lượng nguồn nước đầu ra. Có rất nhiều những phương pháp khử trùng khác nhau, tùy theo yêu cầu cũng như điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất
1. Khử trùng bằng tia cực tím UV
Khử trùng bằng tia cực tím (UV) là một phương pháp tiêu diệt vi sinh vật gây hại bằng tia cực tím bằng cách phá hủy các acid nucleic và DNA của vi sinh vật và được thực hiện trong một môi trường chuyên dụng. Với phương pháp khử trùng này có khả năng tiêu diệt được rất nhiều vi sinh vật, từ viruts đến tảo hay những động vật đơn bào.
Tia cực tím là bức xạ điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy được. Ở bước sóng nhất định, UV có thể phá hủy acid nucleic, phá vỡ liên kết DNA làm cho chúng không thể phân chia được, từ đó có thể tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa khả năng hoạt động và phát triển của vi sinh vật. Chính vì vậy, để có thể khử trùng hoàn toàn, khử trùng bằng tia UV thường được tiến hành trong một môi trường chuyên dụng khép kín, tia UV diệt trùng được phát ra với bước sóng chính xác ( với bước sóng 254 nm sẽ mang lại hiệu quả diệt khuẩn cao nhất), chiếu xạ toàn bộ môi trường đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn và không bỏ sót bất cứ một vi sinh vật nào.
Phương pháp này được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: khử trùng không khí, khử trùng nước, bảo vệ thực phẩm và đồ uống….Trong xử lý nước, việc sử dụng tia cực tím để khử trùng mang lại hiệu quả cao, nhanh và không còn tồn dư những hóa chất gây hại sau quá trình khử trùng.
2. Khử trùng bằng khí Ozone
Ozone được biết đến làm một chất khử trùng và chất oxi hóa mạnh được tạo ra khi phân tử oxy phân ly va chạm với các nguyên tử oxi để tạo thành ozone ở trạng thái khí không ổn định. Khử trùng bằng khí ozone được đánh giá là có hiệu quả cao nhất, mạnh nhất so với khử trùng bằng clo lỏng hay tia cực tím. Ozone có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt các mầm bệnh, các vi sinh vật gây hại, có khả năng phân hủy mạnh những thành phần kim loại và tạp chất có trong nước và sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nó sẽ phân hủy thành oxy, không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng hay mùi vị của nước, thậm chí còn có thể khử đi những mùi khó chịu có trong nước trước đó, như làm mất mùi clo.
Có thể nói khí ozone là một chất khử trùng xanh, không chỉ có khả năng diệt khuẩn cao, ozone còn có khả năng phân hủy những chất độc hại trong thuốc trừ sâu, các chất bảo quản thành những chất vô hại, không để lại dư lượng những chất độc hại, cũng như không gây ô nhiễm thứ cấp. Mặc dù có rất nhiều những ưu điểm vượt trội, tuy nhiên do chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành cao, cùng với việc có gây ra các phản ứng ăn mòn nên khử trùng bằng ozone vẫn chưa được sử dụng rộng rãi
3. Khử trùng bằng khí Clo
Khí Clo được sử dụng rộng rãi như một thành phần khử trùng chính trong công nghệ xử lý nước, đây là phương pháp khử trùng truyền thống. Cơ chế diệt khuẩn của clo trải qua 2 giai đoạn:
- – Giai đoạn đầu, khí Clo khuếch tán xuyên qua lớp màng tế bào của vi sinh vật
- – Giai đoạn hai: khí cho phản ứng với những thành phần bên trong tế bào va phá hủy quá trình trao đổi chất bên trong dẫn đến việc phá hủy tế bào, tiêu diệt vi sinh vật.
Khí Clo sau khi được bơm vào nước sẽ cần có một thời gian để pha trộn và tiếp xúc cần thiết để có thể khử trùng hoàn toàn những mầm bệnh. Khí Clo hoạt động như một chất oxi hóa nhanh, giúp xử lý những mùi vị hữu cơ, tuy nhiên lại để lại lượng Clo tự do dư trong nước gây ra những mùi hăng khó chịu đồng thời cũng làm giảm độ ngọt của nước. bình thường, clo dư trong nước không ảnh hưởng gì đến sức khỏe ngoại trừ gây ra mùi khó chịu, tuy nhiên, có một số trường hợp chúng có thể tạo ra những sản phẩm phụ hay những chất hây hại, có ảnh hưởng không tốt đến trẻ em, phụ nữ có thai.
4. Khử trùng bằng Sodium hypochlorite ( Clo lỏng hay nước Javen)
Đây là phương pháp khử trùng phổ biến và hay được sử dụng trong những nhà máy xử lý nước. Hóa chất khử trùng được sử dụng là Clo lỏng hay còn có tên gọi khác là nước Javen trong dung dịch 12,5% khi xử lý nước sinh hoạt, hoặc 15% khi xử lý nước thải
Quá trình khử trùng tương đối đơn giản bằng cách bơm Clo lỏng vào trong bể chứa nước và hòa trộn đều. Lượng clo lỏng bơm vào bể chứa sẽ được kiểm soát bằng những thiết bị riêng để đảm bảo lượng clo đủ để có thể khử trùng nước hiệu quả.
Trên đây là bốn phương pháp khử trùng hiệu quả và được áp dụng rộng rãi trong công nghệ xử lý nước. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm khác nhau, tùy theo mục đích, yêu cầu sử dụng và tính kinh tế để lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để áp dụng vào trong thực tế.