Liên tục nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn ở các tỉnh thành Việt Nam

Liên tục nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn ở các tỉnh thành Việt Nam: Cái tin ông Nguyễn Văn Nam ở xã Thuỵ Trường chết vì ung thư khiến cả làng xôn xao. Người ta đồn nhau rằng, ông Nam chết vì nguồn nước nhà ông không sạch. Thế nhưng ở cái xã Thuỵ Trường ven biển này, biết bao đời nay, người dân đều sử dụng nước giếng, nước ao, giờ sang chảnh lắm mới có nước giếng khoan và nước mưa, nên câu chuyện nước bẩn gây ung thư chỉ bùng lên mấy hôm, lại rơi vào quên lãng.

Liên tục nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn ở các tỉnh thành Việt Nam

Gây không ít nhức nhối trong thời gian gần đây khi nhiều khu dân cư đang phải dùng nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn, mặc dù đã được qua hệ thống xử lý nước. Chị Lê Thị Ngọt cho biết: “Nếu đi 10 nhà thì cả 10 nhà đều có bể chứa nước ố vàng. Nước có mùi rất tanh. Nếu bơm nước trực tiếp mùi tanh như mổ cá”.

Cách nhà chị Ngọt chỉ một con ngõ, nước sinh hoạt của gia đình bà Cánh không bị ố vàng nhưng không thiếu những dấu hiệu nhận biết để thấy rằng nước không sạch khi nước từ nguồn trực tiếp hay nước từ vòi ra đều có cặn. Không ai lý giải được hiện tượng này, chỉ biết, ở làng có nhiều người mắc ung thư.

Nhức nhối vấn đề xử lý nước thải tại Hà Tĩnh 2

Tại Đà Nẵng tháng 2 vừa rồi cũng khiến người dân lo lắng trước tình trạng nhiễm nhiễm bẩn của các hộ dân. Theo phản ánh của người dân với Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng – Dawaco, khu vực dân cư tại phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ là nơi nguồn nước sinh hoạt có màu vàng, đóng cặn đen sau khi lọc và có vị lợ nhiều ngày qua. Tình trạng này xảy ra từ ngày 10/2, khiến người dân không khỏi lo lắng về nguồn nước mỗi ngày.

Tại Hoàng Mai – một quận lớn của Hà Nội: Nước sinh hoạt xuất hiện nhiều cặn đen không rõ nguyên nhân, cư dân Hateco Hoàng Mai bức xúc, phản ánh tới các cấp có thẩm quyền, song… chưa nhận được lời giải thỏa đáng! Dự án Hateco Hoàng Mai do Công ty Cổ phần Đầu tư Hateco thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, có địa chỉ tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Dự án được bàn giao cuối năm 2016.

Nhiều cư dân sống tại chung cư Hateco Hoàng Mai phản ánh tình trạng nước sinh hoạt tại đây đang có dấu hiệu bị nhiễm bẩn không rõ nguyên nhân. “Ngay từ khi nhận nhà, gia đình tôi về ở đã thấy thi thoảng nước chuyển màu vàng đục, lúc lại màu đen kịt. Xả ra khoảng hàng chục lít nước mới dần trong trở lại nhưng cặn rất nhiều. Do nghi ngờ có cặn sục nên phía Ban quản lý (BQL) đã thau rửa bể mái, bể ngầm và sục đường ống nhưng sau khi thau rửa hết rồi, sục hết rồi vẫn bị như thế. Rất nhiều nhà gặp phải tình cảnh này”, một cư dân chia sẻ.

Ngày 5/10/2018, Ban Quản trị chung cư Hateco Hoàng Mai đã gửi văn bản số 51/BQT gửi Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàng Mai với nội dung: đề nghị Xí nghiệp xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng nước đồng thời chỉ số đồng hồ nước có dấu hiệu không chính xác, tăng vọt.

Các chỉ tiêu này cũng theo ông Thắng PGD Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàng Mai, quá trình đi xét nghiệm đều đạt chuẩn. Tuy nhiên, đại diện BQT tòa nhà lại cho biết hàm lượng chất rắn TDS này từ trước đến nay chưa được đi kiểm tra, mới đây Xí nghiệp mới đem đi thử và chưa thấy gửi kết quả cho BQT. Đứng trước thực trạng nguồn nước đe dọa tới sức khỏe người tiêu dùng hiện nay, việc người dân trực tiếp sử dụng nguồn nước này trong sinh hoạt sẽ không tránh khỏi việc gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Ông Lê Xuân Quảng – Trưởng khoa Sức khỏe Môi trường, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình cảnh báo: hiện trạng nước giếng ngày càng nhiễm phèn, bẩn hơn rất nhiều, do ảnh hưởng của nguồn đất bị ô nhiễm. Nhiều người chưa biết hết tác động của nguồn nước bị nhiễm phèn tác động như thế nào tới sức khỏe của mình. Sử dụng lâu dài dễ gây các bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư.

Related Posts