Giá nước sạch sông Đuống hiện nay bao nhiêu đồng/m khối? Đến nay, đã có 23 nhà đầu tư với 28 dự án cung cấp các nhà máy nước và các dự án cung cấp liên quan mạng cung cấp nước. Một số dự án đáng kể là nâng công suất của nhà máy Bắc Thăng Long – Vân Trì 150.000 m3/ngày/đêm; nhà máy nước tại Ba Vì thì nâng từ 15.000 lên 60.000 m³/ngày/đêm; nhà máy nước sông Hồng tại Đan Phượng công suất là 300.000 m3/ngày/đêm; nhà máy nước mặt sông Đuống là 300.000 m³/ngày/đêm và giai đoạn sau là 600.000 m3/ngày/đêm…
Giá nước sạch sông Đuống hiện nay bao nhiêu đồng/m3?
“Một phát biểu rất sai lầm, cuối cùng để cả dư luận hiểu lầm, đó là tiền người dân phải chịu (chi phí lãi vay) trong giá nước (mặt sông Đuống) là 2.003 đồng/m3”, theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.
Tại phiên chất vấn của HĐND TP.Hà Nội chiều 5.12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giải trình 23 vấn đề được các đại biểu chất vấn, trong đó có vấn đề giá nước sạch sông Đuống.
Theo ông Chung, ông đã đề nghị Giám đốc Sở Tài chính nghiêm túc rút kinh nghiệm vì “phát biểu rất sai lầm” về giá nước sạch sông Đuống trong buổi giao ban Thành ủy tháng 11 vừa qua, đồng thời, cũng “mong mọi người thông cảm vì là tân Giám đốc Sở”.
“Một phát biểu rất sai lầm, cuối cùng để cả dư luận hiểu lầm, đó là tiền (lãi vay) người dân phải chịu trong giá nước là 2.003 đồng/m3, ông Chung nói, và cho biết thêm: “Cơ cấu giá nước hiện nay chỉ có 4 nội dung. Một là liên quan đến giá của 1 khối nước sản xuất; hai là giá liên quan đến vận chuyển; ba là giá của quản trị, quản lý; thứ tư là lãi suất 5% và cho phép thất thoát 25%”.
Chủ tịch Hà Nội cũng khẳng định, giá nước bán cho người dân từ năm 2013 đến nay không thay đổi. Thành phố có thỏa thuận cho nhà máy nước mặt sông Đuống mức giá nước 10.246 đồng “là để phục vụ cho họ lập dự án”. Tương tự, thỏa thuận cho nhà máy nước mặt sông Hồng tại Đan Phượng là 10.365 đồng, “cũng để cho họ lập dự án”.
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng cho hay, để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho người dân, những năm qua, Hà Nội đã đề xuất Thủ tướng đồng ý cho giao Sở Xây dựng làm cơ quan đầu mối quản lý nước thay vì Sở Xây dựng quản lý nước đô thị, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn quản lý nước nông thôn như trước.
Thêm vào đó, Thủ tướng cũng đã phê duyệt cho Hà Nội cấp nước theo mạch vòng để chỗ này có sự cố thì có thể điều nước khu vực khác đến cấp, tránh tình cảnh như sự cố nước sạch sông Đà vừa qua. Đồng thời, Hà Nội cũng kêu gọi các đơn vị tư nhân vào đầu tư.
Đến nay, đã có 23 nhà đầu tư với 28 dự án cung cấp các nhà máy nước và các dự án cung cấp liên quan mạng cung cấp nước. Một số dự án đáng kể là nâng công suất của nhà máy Bắc Thăng Long – Vân Trì 150.000 m3/ngày/đêm; nhà máy nước tại Ba Vì thì nâng từ 15.000 lên 60.000 m³/ngày/đêm; nhà máy nước sông Hồng tại Đan Phượng công suất là 300.000 m3/ngày/đêm; nhà máy nước mặt sông Đuống là 300.000 m³/ngày/đêm và giai đoạn sau là 600.000 m3/ngày/đêm…
Thành phố cũng đã kêu gọi 2 đơn vị khác, một là nhà máy nước Hà Nam cung cấp ngược từ Hà Nam lên cho 2 huyện Phú Xuyên, Thường Tín; hai là nhà máy nước trên Thái Nguyên thông qua Vĩnh Phúc để vào cấp nước cho Mê Linh…
“Với sự quyết liệt, sự tham gia đồng hành của các nhà đầu tư, thì năm nay chúng ta mới không bị thiếu nước, chứ vào khoảng này năm ngoái vẫn thiếu nước”, ông Chung nhấn mạnh, đồng thời khẳng định Hà Nội sẽ kiên trì đẩy nhanh cấp nước sạch cho người dân, bởi đây là một giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Hà Nội, chứ không có lý do gì khác.
Trước đó, tại cuộc giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội ngày 12.11, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Việt Hà cho biết, tổng mức đầu tư của nhà máy nước mặt sông Đuống gần 5.000 tỉ đồng, nhưng công ty này đi vay tới 80%, tương ứng khoảng 3.998 tỉ đồng. Khi nhà máy đi vào sử dụng, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước.
“Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước khoảng 20%, tức là khoảng 2.003 đồng mỗi m3 nước”, ông Hà nói.
Về quản lý nước, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng nêu, Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ và Thông tư liên tịch 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của Liên Bộ: Tài chính – Xây dựng – NN&PTNT đều xác định cho phép ngân sách sẽ bù nếu giá tiêu thụ cao hơn giá bán lẻ trên nguyên tắc đây là quy trình thủ tục do UBND TP cấp tỉnh quy định cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế địa phương nhưng không trái quy định hiện hành về quản lý ngân sách Nhà nước.