Tư vấn cách xử lý nước ao nuôi cá bị ô nhiễm chống chết hàng loạt: Với lợi thế nhiều kênh rạch, ao hồ nên đã có rất nhiều hộ gia đình đã chuyển dần từ nông nghiệp trồng trọt sang việc nuôi bắt thủy hải sản rất nhiều. Đây cũng chính là ngành đang nhận được nhiều sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn. Nhưng song song với sự phát triển đó là việc xử lý ô nhiễm do việc nuôi bắt tràn lan và không kiểm soát được. Đặc biệt, việc xử lý ao nuôi cá bị ô nhiễm còn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Mục Lục
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ao nuôi
Những ngày gần đây, thông tin nắng nóng đặc biệt gay gắt lên đến hơn 40 độ C đã khiến người dân than trời. Mọi hoạt động sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Tiết trời nắng nóng không chỉ khiến cơ thể con người trở nên mệt mỏi mà còn khiến những vật nuôi cũng không chịu nổi với tiết trời này.
- – Điều kiện thời tiết bất thuận
- – Lạm dụng thuốc khang sinh, kích thích
- – Do khả năng hấp thụ dinh dưỡng thức ăn của vật nuôi kém. Ao nuôi bị ô nhiễm từ nguồn thức ăn dư thừa hoặc từ lượng phân do Tôm, Cá thải ra.
Khi tôm cá ăn, thì cơ thể chúng hầu như không hấp thụ được toàn bộ hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn. Chỉ hấp thụ được khoảng 70-80%, còn 20-30% hàm lượng dinh dưỡng còn lại sẽ theo đường phân ra ngoài. Khi đó trong phân vẫn còn chứa dinh dưỡng và ngay lập tức sẽ bị những vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra mùi hôi thối và những vi khuẩn, virus này cũng là nguyên nhân chính gây lên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, gây ra các bệnh về tiêu hóa, hô hấp khiến Tôm – Cá bị ngộ độc và chết hàng loạt
Cách xử lý nước môi trường ao nuôi tôm, nuôi cá khi bị ô nhiễm
Chế phẩm sinh học Lasachu là dòng chế phẩm vi sinh siêu cấp để xử lý môi trường ao nuôi. Chế phẩm vi sinhnày giúp ổn định hệ vi sinh trong môi trường ao nuôi, gây màu nước ao nuôi ổnn định, phân giải độc tố, phân hủy các lượng thức ăn dư thừa đồng thời ức chế và ngăn chặn sự xâm hại của mầm bệnh.
Các hộ nông dân nuôi trồng thủy hải sản có thể bơm thêm nước cho các ao nuôi có nước nông (từ 1,2m trở xuống). Đảo nước bằng máy bơm hay máy quạt nước hoặc máy phun mưa nhằm tăng ô xy hòa tan thoát khí độc.
Với các ao nhỏ có thể che phủ bớt một phần lưới đen, hoặc cho phủ 10-15% diện tích mặt ao bèo tây làm mát nước (nhưng cũng dễ gây thiếu ô xy vào sáng sớm nên cần bơm đảo nước), giảm lượng thức ăn vì nắng nóng cá ăn giảm dễ gây ô nhiễm, nên cho ăn sớm và bổ sung VTM C; Tuyệt đối không sử dụng vôi khử trùng nước trong các ngày nắng nóng và ở những ao ô nhiễm (hay nói cách khác các ao nuôi có PH>8,5 vào trưa chiều); Bơm thêm nước sạch nếu có thể”.