Nguồn nước ngầm tại Việt Nam ngày càng tăng nguy cơ nhiễm asen: Asen là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen nguyên tố và các hợp chất của Asen cũng được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế và liên minh Châu Âu (EU) công nhận là các chất gây ung thư nhóm 1. Vấn đề nước sinh hoạt nhiễm Asen (thường được biết đến với tên gọi “thạch tín”) giờ đây không còn là câu chuyện mới lạ với người dân
Nguồn nước ngầm tại Việt Nam ngày càng tăng nguy cơ nhiễm asen
Khai thác nước ngầm làm tăng nguy cơ nhiễm asen tại khu vực Đông Nam Á. Nếu cứ khai thác nước ngầm với tốc độ như hiện nay, Hà Nội sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ nhiễm độc asen (thạch tín). Tình trạng khai thác nước ngầm trên quy mô lớn tại Đông Nam Á đang dẫn tới nguy cơ chất độc arsenic (thạch tín) xâm nhập vào mạch nước ngầm với nồng độ cực kỳ cao. Đó là kết quả của một cuộc nghiên cứu được đồng thực hiện bởi các đại học Columbia, MIT (Mỹ), và Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
Thông thường thì tại các nước nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, thì mực nước ngầm thường ở cao hơn so với mực nước sông, nên nước ngầm hay chảy ra các sông và kênh rạch. Tuy nhiên, cách đây vài năm, các nhà khoa học nhận thấy rằng tình trạng khai thác nước ngầm quy mô lớn ở các thành phố như Hà Nội đang làm cho mực nước ngầm giảm xuống quá nhanh, khiến cho quy luật trên bị đảo ngược. Điều đáng lo là khi kiểm tra nước và vùng đáy sông Hồng, các nhà khoa học nhận thấy rằng nồng độ thạch tín hoà tan là rất cao và cực kỳ nguy hiểm.
Được đăng tải trên tạp chí Water Resources Research của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ, đây là một nghiên cứu về vấn đề môi trường và sức khoẻ cộng đồng rất đáng để chú ý.
Thạch tín là một chất độc cực kỳ nguy hiểm, có thể gây thương tổn cho gan và thận, cũng như tăng nguy cơ ung thư da. Ngoài ra, khi hoà tan vào nước tưới tiêu, thạch tín cũng gây ảnh hưởng lớn tới năng suất lúa gạo. Một khi thạch tín ở trong nguồn nước sông Hồng thâm nhập vào mạch nước ngầm được người dân sử dụng cho mục đích sinh hoạt thì sẽ gây rất nhiều hậu quả khôn lường.
“Chúng ta hay hình dung nước ngầm là một dạng hồ lớn dưới lòng đất, một nguồn tài nguyên gần như vô hạn. Nhưng ngay cả với những nơi có tốc độ phục hồi nhanh, việc sử dụng nước ngầm quá nhiều có thể gây xáo trộn các dòng chảy và gia tăng tốc độ nhiễm độc”, đó là nhận xét của nhà nghiên cứu hoá địa chất Ben Bostick, đồng tác giả bản nghiên cứu cùng với Mason Stahl và Alexander van Geen.
Để khảo sát sông Hồng, các nhà nghiên cứu đó dựng một thiết bị đặc biệt giống như chiếc kim tiêm cực dài để lấy mẫu trầm tích đáy sông và mẫu nước ở độ sâu 1m. Họ phát hiện ra nồng độ thạch tín tập trung cao nhất ở nơi có tốc độ dòng chảy chậm và nhiều trầm tích hình thành, thường là ở các khúc uốn của con sông. Những lớp trầm tích mới này rất dễ nhả ra thạch tín vào các dòng nước chảy qua, từ đó thạch tín thâm nhập vào nước ngầm với nồng độ hơn 1000 mg/lít, cao hơn 100 lần mức an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).Tại Hà Nội, tốc độ khai thác nước ngầm đó tăng gấp đôi trong giai đoạn 2000-2010, đạt mức hơn 900 triệu lít / ngày trong năm 2010. Vì vậy, mực nước ngầm hiện đang sụt xuống 1m mỗi năm. Tại làng Vạn Phúc, thạch tín từ các lớp trầm tích đáy sông Hồng đó bắt đầu xâm nhập vào một tầng nước ngầm (aquifer) mà trước nay vẫn được cho là an toàn.
Trái ngược lại, hầu hết các mẫu nước thu thập từ những vùng gần các khúc sông có dòng chảy nhanh lại có nồng độ thạch tín dưới mức an toàn. Tuy vậy, theo trưởng nhóm nghiên cứu Mason Stahl, nếu tốc độ khai thác nước ngầm cứ tiếp tục gia tăng, thì các vùng này cũng có thể đối mặt nguy cơ nhiễm độc thạch tín.
- Xem thêm bài: Xử lý nước ngầm tại nghệ an
Ông Michael Puma, chuyên gia về an toàn lương thực và nguồn nước của NASA, nhận định: “Tình trạng nước ngầm bị nhiễm độc arsenic đe dọa hơn 100 triệu người khắp thế giới. Các phát hiện này sẽ giúp chúng ta trong việc quản lý và cải thiện chất lượng nước uống”.Được biết, vùng Nam Á và Đông Nam Á thường có nguy cơ nhiễm độc thạch tín cao vì các vùng đồng bằng trong tại đây thường được hình thành từ trầm tích mới, chứa nhiều chất hữu cơ có thể nhả ra thạch tín vào nước. Tại sông Hồng, nguy cơ nhiễm thạch tín chủ yếu đến từ các vùng núi nhiều oxide sắt ở thượng nguồn. Trên các phân tử oxide sắt này có bám khá nhiều arsenic. Khi các oxide sắt này lắng đọng ở vùng đáy sông ít oxygen và nhiều chất hữu cơ, các vi khuẩn bắt đầu hoạt động để phân huỷ oxide và thu về oxygen. Mất chỗ bám, các nguyên tử arsenic nhanh chóng hoà tan vào nước ở xung quanh. Tốc độ này nhanh tới nỗi có nơi mật độ arsenic lên tới 1.500-2.000 mg/lít.