Trường hợp nào được xả nước không xin giấy cần phép?Giấy phép xả nước thải là một loại giấy phép tài nguyên nước do nhà nước cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở nuôi trồng thủy sản, …có phát sinh nước thải nhằm đảm bảo nước thải sau khi xả vào nguồn nước vẫn bảo vệ chất lượng nguồn nước.
Trường hợp nào được xả nước không xin giấy cần phép?
Công ty của bà Đỗ Thị Quỳnh Như (Đồng Nai) đang sử dụng giàn khoan để khoan hầm. Vì máy khoan nóng nên có sử dung một lượng nước máy khoảng (1 ngàn tấn / ngày) để bơm vào hầm làm nguội giàn khoan, phía trên có hệ thống xử lý nước thải. Bà Như hỏi, sau khi cho nước trong hầm vào hệ thống xử lý nước thải xong thì khi xả nước ra ngoài Công ty bà có cần xin giấy phép xả nước không?
Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013, thì các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
– Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
– Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quả 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
– Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó.
Do vậy, ngoài các trường hợp nêu trên đều phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại Điều 33 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ.
Trường hợp nào phải xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước?
Tại điều 37 Luật Tài Nguyên Nước số 17/2012/QH13 quy định:
“Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.”
Cụ thể, các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
– Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
– Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
– Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (không thuộc trường hợp trên) vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
– Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.