Nhà nước, các doanh nghiệp chung tay giải quyết bài toán nước sạch cho người dân: Không những thiếu về số lượng, một khảo sát gần đây của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – Môi trường còn đưa ra những con số đáng báo động về chất lượng nguồn nước tại Việt Nam. Theo đó, mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước và vệ sinh kém, gần 250.000 người nhập viện vì tiêu chảy cấp bởi nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm và khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mà một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước.
Mục Lục
Nhà nước, các doanh nghiệp chung tay giải quyết bài toán nước sạch cho người dân
Bên cạnh nỗ lực từ cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cũng đang vào cuộc mạnh mẽ, góp phần kéo giảm tỷ lệ người dân không được tiếp cận nước sạch tại Việt Nam. Sở hữu mạng lưới sông ngòi và hệ thống ao hồ dày đặc, nhưng Việt Nam vẫn là một trong số các quốc gia rơi vào tình trạng thiếu nước. Theo Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), nguồn nước nội địa của Việt Nam ở mức trung bình kém, chỉ 3.840 m3/người/năm, thấp hơn đến 400 m3/người/năm so với mức bình quân toàn cầu. Con số này được Bộ Tài nguyên và Môi trường dự báo chỉ còn một nửa vào năm 2025.
Không những thiếu về số lượng, một khảo sát gần đây của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – Môi trường còn đưa ra những con số đáng báo động về chất lượng nguồn nước tại Việt Nam. Theo đó, mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước và vệ sinh kém, gần 250.000 người nhập viện vì tiêu chảy cấp bởi nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm và khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mà một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước.
Chung tay vì nguồn nước của cộng đồng
Để cải thiện chất lượng nguồn nước, Việt Nam đã không ngừng kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế từ nhiều năm trước. Đầu tiên phải kể đến chương trình Mục tiêu Phát triển Toàn cầu (MDG) về cấp nước và vệ sinh do Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động, với sự tài trợ của những chính phủ và các tổ chức thế giới. Từ năm 2000, chương trình đã giúp chính phủ Việt Nam phát triển chiến lược “Cung cấp nước sạch nông thôn và vệ sinh quốc gia đến năm 2020”.
Câu chuyện nước sạch cũng nhận được sự quan tâm của không ít tập đoàn, tổ chức xã hội tại Việt Nam muốn chia sẻ trách nhiệm của mình với cộng đồng. Gần đây nhất là dự án “Nước sạch cho thành phố Hà Nội” do Coca-Cola Việt Nam và DuPont tài trợ thông qua Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng (CFC Việt Nam).
Các hệ lọc nước uống tại vòi có công suất 80 lít/giờ, được đặt hàng thiết kế riêng cho Hà Nội. Chất lượng nước đầu ra đều đảm bảo đạt chỉ tiêu chất lượng nước uống tại vòi QCVN 6 -1:2010/BYT do Bộ Y tế quy định.
Ông Phạm Hữu Trí – Giám đốc Công ty Coca-Cola Việt Nam chia sẻ, tầm nhìn của Coca-Cola không chỉ là mang đến các sản phẩm đa dạng cho người sử dụng mà còn tạo nên những khác biệt mang ý nghĩa lâu dài cho cộng động. Đó là lý lo mà xuyên suốt quãng đường phát triển, Coca-Cola luôn coi việc phát triển bền vững là kim chỉ nam cho hướng hoạt động của công ty.
Các hệ thống lọc nước vừa được lắp đặt sử dụng công nghệ siêu lọc UF và thẩm thấu ngược RO tiên tiến của công ty DuPont. Hệ thống lấy nước tự động từ nguồn nước của thành phố và lọc thành nước uống trực tiếp cho người dân.
Bà Lưu Mộng Thu Hương, giám đốc kinh doanh của DuPont Water Solutions cho biết: “Nước sạch là một trong sáu mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Chúng tôi mong rằng dự án sẽ góp phần lan toả tư duy về sử dụng nước uống sạch và an toàn trong cộng đồng”. Được biết, các đơn vị tài trợ sẽ tiếp tục hỗ trợ công tác vận hành và bảo trì các hệ thống máy lọc nước cho đến quý I/2021, trước khi bàn giao cho ban quản lý.
Phát triển bền vững cùng cộng đồng
Hỗ trợ tiếp cận nguồn nước sạch cũng như bảo tồn nguồn nước là một trong 4 trụ cột chính trong các chương trình phát triển bền vững của Coca-Cola được triển khai trong nhiều năm qua.
Coca-Cola đang hợp tác với WWF trong dự án “Bảo tồn Tràm Chim”; hợp tác với CEFACOM và IUCN trong dự án “Monkey Cheek” để hỗ trợ việc trữ lũ hoặc trữ nước nhằm góp phần giảm bớt tình trạng hạn hán, lũ lụt và mang đến mô hình sinh kế bền vững cho người dân ĐBSCL; triển khai dự án “Nước sạch cho cộng đồng” ở Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa và TP HCM; dự án “Nước uống sạch cho trường học Việt Nam”. Riêng sáng kiến EKOCENTER đã và đang cung cấp hơn 3 triệu lít nước sạch cho người dân tại 12 tỉnh/thành trên toàn quốc.
Trong khi đó, luôn tiên phong dẫn đầu trong các dự án xử lý nước là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của DuPont đến năm 2030. DuPont đã và đang mở rộng mối quan hệ đối tác để cung cấp khả năng tiếp cận nước sạch nhiều hơn và cải thiện hơn bằng cách tận dụng khả năng lãnh đạo và chuyên môn của mình trong công nghệ xử lý nước.
Gần đây, DuPont đã đóng góp vào nỗ lực cứu trợ lũ lụt ở Việt Nam qua chương trình tài trợ hệ thống siêu lọc Skyhydrant để cung cấp nước uống khẩn cấp cho người dân sau thảm họa lũ lụt tại các khu vực Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Ngãi. Đồng thời, để tri ân những người hùng đã hết mình chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong cuộc chiến chống lại COVID-19, DuPont đã trao tặng máy lọc nước thẩm thấu ngược với RO DuPont FilmTec và bộ quần áo bảo hộ y tế DuPont cho 5 bệnh viện địa phương (BV Hà Nội, BV Bắc Thăng Long Hà Nội, BV Thống Nhất TPHCM, BV Đại học Y dược TPHCM…) trong những thời khắc thách thức chống COVID-19.