Hà Nội: nhiều điểm xả thải chưa được cấp phép, nước thải chưa được xử lý đã xả thải: “Nhà máy xử lý phụ thuộc vào địa bàn với công nghệ thích hợp. Không yêu cầu giải quyết triệt để nhưng phải giảm thiểu ở mức chấp nhận được, trước khi đổ vào các sông lộ thiên. Các nguồn thải phải được xử lý tương đối đồng đều, tránh tình trạng cống này xử lý nhưng cống khác để nguyên không xử lý” – ông Nhị nói.
Hà Nội: nhiều điểm xả thải chưa được cấp phép, nước thải chưa được xử lý nước đã xả thải
Liên quan đến việc những dòng sông lịch sử của TP Hà Nội (sông Tô Lịch, sông Nhuệ) đang càng ngày càng ô nhiễm trầm trọng bởi nước thải, và TP đang loay hoay tìm giải pháp. PGS.TSKH Trần Văn Nhị – nguyên nghiên cứu viên cao cấp, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam bày tỏ: “Quá xót xa. Những dòng sông này vốn trong xanh, tắm rửa được, nhưng cùng với tốc độ phát triển của thành phố, các nguồn nước thải của người dân đổ trực tiếp ra sông mà không qua xử lý thì việc ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi”.
Theo ông Nhị, việc bơm nước sông Hồng vào để cải thiện nước sông Tô Lịch cũng có những tác dụng nhất định, tuy nhiên không giải quyết được tổng lượng chất thải. “Tổng khối lượng chất ô nhiễm không thay đổi mà chỉ là được pha loãng và đẩy đi chỗ khác. Hà Nội giải quyết vấn đề không nên chỉ cho Hà Nội, mà còn phải nghĩ đến những vùng hạ lưu” – PGS.TSKH Trần Văn Nhị chia sẻ.
Người dân vùng hạ lưu thuộc các huyện phía Nam Hà Nội (Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa…), Hà Nam vẫn chủ yếu sử dụng hệ thống nước ngầm, giếng đào, giếng khoan. Việc dòng sông bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm, gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Để cải thiện tình hình ô nhiễm các dòng sông trong TP Hà Nội hiện nay, việc cần làm trước mắt là phải xây dựng đường cống thu gom nước thải tập trung, quản lý chặt chẽ. Khi tổng lượng nước thải và tổng khối lượng chất ô nhiễm đủ lớn thì phải có nhà máy xử lý.
“Nhà máy xử lý phụ thuộc vào địa bàn với công nghệ thích hợp. Không yêu cầu giải quyết triệt để nhưng phải giảm thiểu ở mức chấp nhận được, trước khi đổ vào các sông lộ thiên. Các nguồn thải phải được xử lý tương đối đồng đều, tránh tình trạng cống này xử lý nhưng cống khác để nguyên không xử lý” – ông Nhị nói.
Bên cạnh đó, ông cho rằng trước khi đưa nguồn nước này ra sông Hồng hoặc sông Đáy thì phải có một hệ thống xử lý tổng thể cuối cùng, đòi hỏi mặt bằng rộng hơn.
Ở đây có thể áp dụng các biện pháp giảm ô nhiễm, chẳng hạn như sử dụng cánh đồng sinh học, trong đó có trồng các loại thực vật thủy sinh cải thiện môi trường nước… Việc xử lý nước thải tận gốc chính là giải pháp bền vững nhất để khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các sông hồ ở Hà Nội hiện nay. Nếu không, các giải pháp công nghệ khác đều không mang lại nhiều ý nghĩa.
Để cải thiện tình hình ô nhiễm các dòng sông trong TP Hà Nội hiện nay, việc cần làm trước mắt là phải xây dựng đường cống thu gom nước thải tập trung, quản lý chặt chẽ. Khi tổng lượng nước thải và tổng khối lượng chất ô nhiễm đủ lớn thì phải có nhà máy xử lý.