Hà Nội: Ngăn chặn xử lý tình trạng xả nước thải trái phép vào công trình thủy lợi

Hà Nội: Ngăn chặn xử lý tình trạng xả nước thải trái phép vào công trình thủy lợi: Người dân vùng hạ lưu thuộc các huyện phía Nam Hà Nội (Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa…), Hà Nam vẫn chủ yếu sử dụng hệ thống nước ngầm, giếng đào, giếng khoan. Việc dòng sông bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm, gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Hà Nội: Ngăn chặn xử lý tình trạng xả nước thải trái phép vào công trình thủy lợi

Theo đó, trên toàn hệ thống công trình thủy lợi hiện có 1.869 điểm xả nước thải, gồm 754 điểm xả nước thải sản xuất công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ, làng nghề, bệnh viện, trang trại chăn nuôi; 1.115 điểm xả nước thải dân sinh. Trong đó, có rất nhiều điểm xả thải chưa được cấp phép, nước thải chưa được xử lý trước khi xả ra hệ thống công trình thủy lợi và rất nhiều các điểm xả thải nhỏ lẻ, phân tán khó quản lý và kiểm soát.

Căn cứ nhiệm vụ được giao, Chi cục Thủy lợi Hà Nội xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra 10 tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi. Qua kiểm tra đối với 5 tổ chức xả thải vào công trình thủy lợi thuộc 5 huyện (Thanh Trì, Thường Tín, Chương Mỹ, Quốc Oai và Đông Anh), tất cả đều có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các ngành nghề tương ứng với việc phát sinh nước thải sản xuất và sinh hoạt.

Hà Nội: Ngăn chặn xử lý tình trạng xả nước thải trái phép vào công trình thủy lợi

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra nhận thấy có 5/5 tổ chức được kiểm tra có giấy phép xả thải, trong đó 3 tổ chức có giấy phép xả thải vào nguồn nước, 2 tổ chức có giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi. Liên quan đến các báo cáo đánh giá tác động môi trường, tình hình thực hiện giấy phép và kết quả quan trắc môi trường định kỳ, qua công tác kiểm tra đối với 5 tổ chức, Đoàn kiểm tra nhận thấy: Các đối tượng được kiểm tra đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện báo cáo tình hình thực hiện giấy phép, báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ theo đúng quy định tại giấy phép đã được cấp.

Về kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, Đoàn kiểm tra đánh giá chung các tổ chức được kiểm tra đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường, tại thời điểm kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của các đơn vị đều hoạt động tốt, nước thải sau xử lý xả vào hệ thống công trình thủy lợi do các công ty thủy lợi trên địa bàn thành phố quản lý.

Bên cạnh đó, Chi cục Thủy lợi Hà Nội đã thành lập Đoàn kiểm tra đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đối với 5 tổ chức, cá nhân trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Từ thực tế kiểm tra, Chi cục Thủy lợi đề xuất Sở NN&PTNT có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật về thủy lợi. Đối với các công ty thủy lợi thường xuyên kiểm tra, giám sát các nguồn xả thải, các hoạt động và các giấy phép đã được cấp trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm phải tiến hành lập biên bản vi phạm, đồng thời báo cáo với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời chỉ đạo, xử lý… Thực hiện đầy đủ các trình tự kiểm tra, phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy lợi theo Hướng dẫn số 144/HD-SNN, ngày 28-6-2019, của Sở NN&PTNT.

Đối với UBND các quận, huyện, thị xã tập trung rà soát, thống kê các trường hợp vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, vi phạm về xả thải; kịp thời báo cáo UBND thành phố, Sở NN&PTNT các trường hợp vi phạm nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn để kịp thời chỉ đạo, xử lý.

Đối với UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các công ty thủy lợi trong công tác kiểm tra và kịp thời ngăn ngừa, xử lý khi vi phạm công trình thủy lợi mới phát sinh; xây dựng kế hoạch xử lý giải tỏa dần các vụ vi phạm công trình tồn tại cũ. Báo cáo UBND cấp huyện và đề xuất phương án xử lý các trường hợp vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có quy mô lớn, vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường vượt quá thẩm quyền.

Related Posts