Cần cải thiện xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, dân cư tập trung: Mặc dù hệ thống chính sách điều chỉnh việc xử lý nước thải sinh hoạt tại đô thị khá đầy đủ. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và một số bất cập khác, tỷ lệ nước thải sinh hoạt tại đô thị được xử ở nước ta hiện nay chỉ đạt khoảng 13%. trong đó có mạng lưới cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước cấp, hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung, công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu của người dân.
Mục Lục
Cần cải thiện xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, dân cư tập trung
Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh. Tuy nhiên, việc đầu tư vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng ở nước ta còn nhiều hạn chế.
Về vấn đề này, cử tri tỉnh Ninh Bình có ý kiến, hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt ngày càng tăng, nhất là tại khu đô thị, khu dân cư tập trung. Người dân thắc mắc và kiến nghị nhà nước cần đưa ra chính sách để cải thiện vấn đề này.
Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:
Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã quy định một số chính sách cụ thể về xử lý nước thải sinh hoạt trong các đô thị và khu vực dân cư tập trung. Trong đó, khoản 1 Điều 100 Luật Bảo vệ môi trường quy định đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải; khoản 2 Điều 147 của Luật cũng quy định chi cho các dự án xây dựng, cải tạo công trình xử lý chất thải là một nội dung của chi đầu tư phát triển bảo vệ môi trường.
Theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, việc xử lý nước sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) trở lên đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên thuộc danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ (bao gồm các ưu đãi, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và đất đai; ưu đãi, hỗ trợ về vốn, thuế và các hình thức).
Về trách nhiệm quản lý nhà nước, điểm d khoản 3 Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường quy định Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng về cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư tập trung.
Mặc dù hệ thống chính sách điều chỉnh việc xử lý nước thải sinh hoạt tại đô thị khá đầy đủ. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và một số bất cập khác, tỷ lệ nước thải sinh hoạt tại đô thị được xử ở nước ta hiện nay chỉ đạt khoảng 13%.
Do đó, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng cần chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá việc đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư tập trung ở địa phương, làm căn cứ kiến nghị các chính sách đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong triển khai nhiệm vụ nêu trên.
Đặc biệt, trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi có quy định, khu đô thị, khu dân cư tập trung phải có kết cấu hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường đồng bộ, phù hợp với quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, trong đó có mạng lưới cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước cấp, hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung, công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu của người dân.
Chủ đầu tư dự án khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý chất thải, bảo đảm tỷ lệ cây xanh, mặt nước tối thiểu trong dự án theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư theo quy định của pháp luật….