Nghiên cứu phát triển Than hoạt tính từ cây lục bình của Đại học Tôn Đức Thắng: Đối với Trường Đại học Tôn Đức Thắng, tìm và phát hiện ra trong nhiều ngàn sinh viên bậc đại học mới nhập học hàng năm, xem ai có tố chất để hỗ trợ người ta phát triển thành nhà khoa học cơ bản, khoa học công nghệ hoặc nghiên cứu chuyển giao chính là cứu cánh của phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên. Gần đây nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Thiện Khánh – Khoa Khoa học ứng dụng trong đó có 4 sinh viên tham gia cùng (2 sinh viên cao học và 2 sinh viên đại học) nghiên cứu Sản xuất than sinh học biochar nguồn gốc từ cây bèo lục bình.
Nghiên cứu phát triển Than hoạt tính từ cây lục bình của Đại học Tôn Đức Thắng
Trường Đại học Tôn Đức Thắng là trường đại học được biết đến với số công trình nghiên cứu khoa học phát triển nhanh và mạnh. Chính sách nghiên cứu, tiêu chuẩn thẩm định khoa học đều được quốc tế hóa một cách mạnh mẽ, phù hợp trong bối cảnh Việt Nam.
Để có được những thành công này, ngoài sự nỗ lực của 1.400 giảng viên, viên chức của trường, thì phải kể đến đóng góp không nhỏ của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Đối với sinh viên bậc đại học, đầu mỗi năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học sinh viên chi tiết và có định hướng theo chuẩn quốc tế.
Nghiên cứu khoa học của sinh viên bậc đại học ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng không phải là phong trào, mà trường muốn tạo những bệ phóng ban đầu, tập dượt cho sinh viên của trường có thể bay cao, vươn xa trong tương lai nếu ham thích con đường khoa học.
Hình ảnh giảng viên và các sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng tại một cuộc triễn lãm khoa học công nghệ dành cho học sinh – sinh viên năm 2018 (ảnh: TDTU) Từ các hoạt động tập sự nghiên cứu, sinh viên của Trường Đại học Tôn Đức Thắng có thể được dìu dắt, để phát triển các đề tài nghiên cứu lên những tầm cao hơn bởi người hướng dẫn.
Từ vài ngàn chọn ra vài trăm, từ trăm chọn ra chục, hoặc một số nhóm xuất sắc để hỗ trợ, hướng dẫn phát triển thành những nghiên cứu đúng tầm. Đó chính là con đường để sinh viên đại học có thể công bố quốc tế ISI/Scopus, cũng là con đường có thể giúp các em có thể nhận ra, hoặc tự trả lời câu hỏi “Mình có thể lựa chọn con đường trở thành nhà nghiên cứu hay không?”
Đối với Trường Đại học Tôn Đức Thắng, tìm và phát hiện ra trong nhiều ngàn sinh viên bậc đại học mới nhập học hàng năm, xem ai có tố chất để hỗ trợ người ta phát triển thành nhà khoa học cơ bản, khoa học công nghệ hoặc nghiên cứu chuyển giao chính là cứu cánh của phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Gần đây nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Thiện Khánh – Khoa Khoa học ứng dụng trong đó có 4 sinh viên tham gia cùng (2 sinh viên cao học và 2 sinh viên đại học) nghiên cứu Sản xuất than sinh học biochar nguồn gốc từ cây bèo lục bình.
Một số hình ảnh về nghiên cứu Sản xuất than sinh học biochar nguồn gốc từ cây bèo lục bình. Đề tài nghiên cứu tạo ra sản phẩm than biochar từ bèo lục bình có ý nghĩa trên 2 khía cạnh: Thứ nhất, việc xử lý lượng cây lục bình sinh ra quá nhiều trên vùng sông nước của Việt Nam sẽ góp phần cải thiện môi trường nước, giảm các nguy cơ gây bệnh do côn trùng tại các vùng sông nước lân cận và làm thông thoáng mặt sông hồ.
Thứ 2, cải tạo một nguồn thực vật chưa có giá trị kinh tế cao trở thành một sản phẩm có tính ứng dụng rộng rãi. Chia sẻ với tôi, Tiến sĩ Khánh cho biết, thầy Hiệu trưởng Lê Vinh Danh là người có chủ trương đưa khoa học vào đời sống chứ không dừng lại ở nghiên cứu hàn lâm nên đề tài này được phát triển nhằm phục vụ việc cải tạo nguồn nước ở miền Tây – nơi đang phải gánh chịu hạn mặn trong thời gian vừa qua.
Nhà trường đã và đang làm việc với nhiều doanh nghiệp quan tâm đến sản phẩm than sinh học, than hoạt tính từ nguồn gốc cây lục bình tươi. Việc chuyển giao công nghệ nhằm nhanh chóng đưa sản phẩm vào phục vụ cho đời sống hoàn toàn có thể được triển khai theo các hướng như: chuyển giao hoàn toàn công nghệ, kêu gọi hợp tác và phát triển sản phẩm, nhà trường đầu tư dây chuyền và tự phát triển công nghệ tạo ra sản phẩm.
Trong tương lai, nhà trường có kế hoạch triển khai phát triển sản phẩm này trên tinh thần phục vụ cộng đồng một cách hiệu quả nhất. Việc thu gom và xử lý một sản phẩm gây ô nhiễm như cây Lục Bình tươi vừa có ý nghĩa trong việc cải tạo môi trường, mà còn có đóng góp trong việc tạo ra sản phẩm hữu ích đặc trưng.
Hình ảnh gia công dung dịch than hoạt tính lên tấm lọc trong khẩu trang bình thường, tính chống thấm và khá hạt bay của sản phẩm thể hiện tuyệt vời trong khi những hạt than li ti sẽ hấp phụ các thành phần vi khuẩn. Hiện tại nhóm đã hoàn thành sản phẩm và đang chờ kết quả công nhận sở hữu trí tuệ cấp quốc gia – cục sở hữu trí tuệ cấp quốc gia đã công nhận các giấy tờ hợp lệ và trong quá trình nghiên cứu nâng cấp, triển khai thí điểm diện rộng tuy nhiên do quyết định đình chỉ Hiệu trưởng Lê Vinh Danh nên những công việc hiện tại liên quan đến dự án này đang bị đình trệ.
Cụ thể, cách đây 1 tháng, nhóm đã có buổi họp và làm việc với các tổ chức nước ngoài về đầu tư, họ mong muốn và sẵn sàng hợp tác để mua công nghệ này tuy nhiên khi có quyết định đình chỉ hiệu trưởng thì đến nay “chúng tôi chưa nhận được chỉ thị là tiếp tục triển khai dự án theo phương án nào?”.
Hình ảnh than sinh học Lục Bình ứng dụng xử lý nước sông Đồng Nai (hình ảnh phản ánh các thí nghiệm được tiến hành trong khoảng 10-15 phút). Theo tính toán lý thuyết, chỉ trong vòng 45 phút, 250g sản phẩm hoàn toàn có thể xử lý tinh sạch được 500mL nước sông.
Hình ảnh sau 60 phút xử lý, sự khác biệt giữa mẫu nước sông chưa qua xử lý (màu vàng) và các mẫu nước đã được xử lý và lọc sơ bộ là rất rõ ràng. Đây sẽ là một ứng dụng đóng góp cho vấn đề xử lý nhiễm mặn ở miền Tây một cách hiệu quả trong tương lai gần.
Ngoài ra, hiện cũng có doanh nghiệp họ muốn đặt hàng khoảng 1.000 tấn/ năm, muốn có sản lượng như vậy thì cần cơ sở và xây dựng dây chuyền với doanh nghiệp tuy nhiên vào thời điểm này không thực hiện, triển khai được vì Nhà trường không Hiệu trưởng đứng ra bảo lãnh.
Chia sẻ cụ thể hơn về dự án này, Tiến sĩ Khánh cho biết, than sinh học biochar đang là cơn sốt trong số các vật liệu hiện đại đang thu hút rất nhiều quan tâm từ các doanh nghiệp và các nhà khoa học.
Biochar sở hữu những tính năng tuyệt vời, phạm vi ứng dụng rộng rãi và đặc biệt phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam. Than sinh học Biochar có thể dùng để làm sạch khí thải, nước thải, đóng vai trò vật liệu hấp phụ rất hiệu quả, ứng dụng mạnh mẽ trong y học và đặc biệt có giá trị trong phát triển nông nghiệp.
Việc sử dụng hiệu quả nguồn vật liệu phế phẩm nông nghiệp, rác thải hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không những góp phần cải tạo xã hội, môi trường mà còn tạo ra tiền đề cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển công nghiệp bền vững.
Không chỉ xử lý được nước sông hồ, sản phẩm Lục Bình cũng xử lý hiệu quả các nguồn nước thải công nghiệp. Trong hình ảnh bên trên là những tác động của sản phẩm than với nước thải giả lập nhiễm chất nhuộm màu Metylene Blue, sau khoảng 45 phút xử lý, quá trình hấp phụ hoàn thành biểu hiện hiệu quả một cách rõ ràng.
Trên tinh thần đó, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm biochar từ nguồn vật liệu cây lục bình mang ý nghĩa nhất định trong công cuộc phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc sử dụng than hoạt tính, than sinh học để sàn xuất khẩu trang kháng khuẩn được xem như một ứng dụng hợp lý và phục vụ kịp thời cho nhu cầu xã hội.
Xem thêm bài: than hoạt tính ở tại Vinh
Về nguồn nguyên liệu, Tiến sĩ Khánh cho hay, lục bình là một loại thực vật được du nhập vào Việt Nam từ Nam Mỹ khá lâu trước đây, loại thực vật này tăng trưởng rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Sự sinh trưởng quá nhanh của lục bình cũng gây ra những vấn đề về môi trường nhất định đối với nông thôn Việt Nam, trên tinh thần đó nghiên cứu của Trường Đại học Tôn Đức Thắng nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vật liệu này góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
Những sản phẩm Lục Bình được ứng dụng xử lý nguồn nước bên trên vẫn chưa phải là sản phẩm tốt nhất, hiện thời sản phẩm đang được tiến hành nâng cao chất lượng liên tục. Trong hình ảnh là kiểm nghiệm việc thu hồi than sau khi xử lý nước bằng từ tính, nhằm hướng tới những ứng dụng trong y tế trong tương lai.
Khi sử dụng nguồn nguyên liệu cây lục bình để sản xuất biochar/ than hoạt tính sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, nguồn nguyên liệu dễ tìm và dồi dào.
Đây là một sản phẩm mang tính cạnh tranh mạnh mẽ về cả khía cạnh kinh tế lẫn kỹ thuật ví như xử lý nước thải, phân bón, than hoạt tính…; Đặc biệt, có thể điều chế thành nhiều sản phẩm vật liệu tái chế có chất lượng tốt. Và sản phẩm được chế tạo trong thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí sản xuất.