Biện pháp xử lý nước thải dệt nhuộm tránh ô nhiễm môi trường

Biện pháp xử lý nước thải dệt nhuộm tránh ô nhiễm môi trường: Nước thải từ nhà máy nhuộm và nước thải sinh hoạt được gom về hệ thống mương thu nước tập trung sau đó chảy qua song chắn rác thô. Tại đây các rác với kích thước lớn bị giữ lại tại song chắn rác thô. Rác được thu tại song chắn rác sẽ được định kỳ vớt bỏ (1 ngày 1 lần)

Biện pháp xử lý nước thải dệt nhuộm tránh ô nhiễm môi trường

Ngày 4/2/2016 tại Auckland, New Zealand, Việt Nam đã ký hiệp định TTP cùng với 11 nước thành viên. Việc Việt Nam tham gia TTP sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam đặc biệt là ngành đệt may. Trong tình thế chung đó, các công ty Dệt nhuộm của Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều cơ hộp cũng như thách thức mới trong thời kỳ hội nhập.

Để vững bước hơn trong giai đoạn kinh tế hiện nay thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí đầu vào cũng như chi phí phụ trong quá trình sản xuất. Trong quá trình nhuộm vải thì việc phát sinh nước thải và chi phí xử lý nước thải cho mỗi mét khối nước thải rất cao đang ảnh hưởng rất nhiều tới giá thành mỗi kg vải nhuộm của doanh nghiệp dệt nhuộm

Biện pháp xử lý nước thải dệt nhuộm tránh ô nhiễm môi trường

Để đưa ra quy trình xử lý nước thải nhuộm vải thì trước hết ta xem xét lại quy trình nhuộm để biết rõ hơn về tính chất nước thải nhuộm vải.

  • Bước 1 : Sợi vải được nhập về từ các đơn vị cung cấp sợi vải. Sau đó sợi vải được hồ và được dệt bằng các máy dệt vải tự động bằng các sợi vải ngang, dọc để tạo ra các cây vải. Sau khi dệt vải xong ta được sản phẩm là các cây vải mộc, các cây vải mộc được nối với nhau (nối đối đầu – nối đầu cây) để chuẩn bị nhuộm. Xử lý nước thải dệt nhuộm.
  • Bước 2 : Tiền xử lý : Vải sau khi dệt thì chứa rất nhiều các tạp chất, các hóa chất trong quá trình hồ… Công đoạn tiền xử lý để tẩy các tạp chất không cần thiết trong vải mộc và tẩy trắng vải một đạt được độ trắng cần thiết trước khi nhuộm. Một số vải mộc yêu cầu phải cắt những tơ vải nhỏ li ti trên cây vải bằng hóa chất cắt tơ riêng biệt.
  • Bước 3: Nhuộm vải : Vải sau khi được dệt, tiền xử lý thì được nhuộm tại một áp suất, nhiệt độ cao mà các kỹ sư nhuộm đã tính toán và chạy thử trên máy nhuộm nhỏ (máy khoảng 100 lít nước). Các nhân viên đứng máy nhuộm sẽ lấy hóa chất nhuộm, pha chế, tạo thành dung dịch nhuộm và nhuộm vải theo thời gian yêu cầu của vải nhuộm (coton – poly) và màu nhuộm.
  • Bước 4 : Giặt vải : Vải sau khi nhuộm cần phải được cầm màu và giặt để loại bỏ các tạ chất, độ màu còn trong dung dịch. Quá trình giặt sẽ phát sinh rất nhiều hóa chất tẩy rửa tổng hợp và đi kèm với đó là pH của nước thải cao.
  • Bước 5 : Hoàn thiện : Vải sau khi nhuộm được đem tới máy ly tâm tách nước và được dẫn tới máy xẻ và được máy căng căng định hình vải. Máy căng sử dụng nhiệt độ cao từ dầu tải nhiệt để làm khô và làm mền vải.

Như vậy từ quá trình nhuộm vải trên ta thấy rằng trong nước thải chứa các thành phần : hồ tinh bột (COD), độ màu (thuốc nhuộm), hóa chất (cầm màu), hóa chất kiềm (Xút, chất giặt tẩy). Đặc điểm của nước thải dệt nhuộm là:

  • Nhiệt độ, độ màu của nước thải cao và không đồng nhất.
  • Thành phần các hóa chất hòa tan trong nước thải nhuộm rất cao (NaOH….)
  • Thành phần các chất hữu cơ trong nước thải cao : COD, BOD5 cao do trong nước thải có hồ tinh bột từ công đoạn hồ.
  • pH của nước thải dệt nhuộm cao.
  • Thời gian của một mẻ nhuộm lớn : từ 6 tới 12 h tùy theo loại vải nhuộm → cần phải thiết kế bể điều hòa có thời gian lưu nước lớn hơn.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm.

Nước thải từ nhà máy nhuộm và nước thải sinh hoạt được gom về hệ thống mương thu nước tập trung sau đó chảy qua song chắn rác thô. Tại đây các rác với kích thước lớn bị giữ lại tại song chắn rác thô. Rác được thu tại song chắn rác sẽ được định kỳ vớt bỏ (1 ngày 1 lần). Sau khi qua song chắn rác thô thì nước thải chảy vào thùng lược rác tinh với kích thước lỗ lọc rác 2 mm. Rác tại thùng lược rác tinh giữ lại chủ yếu là các bông, chỉ từ công đoạn cắt bông trong máy nhuộm. Rác tại thùng lược rác tinh được định kỳ loại bỏ bằng thiết bị chuyên dụng.

Biện pháp xử lý nước thải dệt nhuộm tránh ô nhiễm môi trường 2

Nước thải được tách các rác thô và tinh thì chảy vào hố thu nước thải. Nước thải từ hố thu được bơm lên tháp giải nhiệt để làm giảm nhiệt độ của dòng nước thải. Nước thải được giải nhiệt qua tháp giải nhiệt sẽ làm giảm nhiệt độ của dòng nước và được dẫn qua hệ thống ống đục lỗ để phân phối đều nước thải (đồng thời có tác dụng giải nhiệt).

Nước thải sau khi qua tháp giải nhiệt chảy vào trong bể điều hòa. Tại bể điều hòa thì nước thải được lưu lại trong bể giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Trong bể điều hòa được lắp đặt hệ thống sục khí mịn để điều hòa nồng độ nước thải và có tác dụng giải nhiệt. Tháp giải nhiệt sử dụng các tấm đệm bằng gỗ với khả năng chịu được nhiệt độ cao, độ bền lớn phù hợp với nước thải nhuộm chỉ và giúp tăng hiệu quả, tuổi thọ của thiết bị.

Nước thải được 2 bơm chìm trong bể điều hòa bơm qua tháp giải nhiệt bậc 2, hai bơm điều hòa được điều khiển bằng biến tần giúp điều chỉnh lưu lượng dễ dàng. Nước thải dẫn qua tháp giải nhiệt bậc 2 sẽ làm giảm nhiệt độ dòng nước xuống thấp hơn 400C. Nhiệt độ nước thải thấp hơn 400C giúp tăng hiệu quả keo tụ (giảm lượng hóa chất và bùn thải) và thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Sau khi nước thải qua tháp giải nhiệt bậc 2 thì nước thải được hòa trộn với hóa chất chỉnh pH trong bể trộn để làm nhân keo tụ cho quá trình keo tụ tạo bông. pH tại bể trộn được duy trì từ 10.5 – 11.0 là pH tối ưu cho quá trình keo tụ bằng phèn sắt.

Khi qua tháp giải nhiệt bậc 2, nước thải được dẫn tự chảy qua bể keo tụ. Tại bể keo tụ, nước thải được hòa trộn với phèn sắt và được khuấy trộn bằng moto khuấy trộn với tốc độ khuấy 70 – 100 vòng/phút. Với tốc độ khuấy trộn trên thì phèn sắt được hòa trộn hoàn toàn với nước thải và phèn sắt sẽ kết hợp với nhân keo tụ (vôi, đã được hòa trộn nhờ bể trộn). Quá trình keo tụ sẽ keo tụ quét các thành phần như độ màu, COD tạo thành những bông cặn có kích thước nhỏ.

Khi quá trình keo tụ hình thành các bông cặn với kích thước nhỏ thì các bông cặn cùng nước thải được dẫn qua bể tạo bông. Trước khi dẫn qua bể tạo bông thì hóa chất polimer anion được hòa trộn với dòng nước thải và kết hợp các bông cặn lại để tạo thành các bông cặn với kích thước lớn hơn để tăng hiệu quả lắng, giúp các bông cặn lắng nhanh hơn tránh hiện tượng bùn nổi trong bể lắng hóa lý.

Sau khi các bông cặn được hình thành thì các bông cặn được lắng lại tại bể lắng hóa lý. Bùn lắng hóa lý được bơm về bể chứa bùn để xử lý. Nước thải sau lắng được dẫn qua bể sinh học hiếu khí. Nước thải sau bể keo tụ được làm giảm độ màu xuống khoảng 250 – 350 Pt – Co, pH = 6.5 – 8.4. Nước thải sau quá trình keo tụ tạo bông và lắng hóa lý được điều chỉnh pH cho phù hợp với vi sinh vật bằng bơm định lượng Acid trong bể trung hòa. Các vi sinh trong bể sinh học hiếu khí sẽ xử lý triệt để COD, BOD và toàn bộ lượng màu cần thiết để đạt tiêu chuẩn xả thải đầu ra.

Nước thải khi xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm sẽ được tách bùn vi sinh trong bể lắng sinh học. Bùn trong bể lắng sinh học sẽ được bơm tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí liên tục bằng bơm bùn tuần hoàn. Khi bùn vi sinh trong bể vi sinh hiếu khí nhiều thì bùn sẽ được bơm về bể chứa bùn để xử lý.

Nước thải sau bể lắng sinh học được dẫn qua bể khử trùng. Tại bể khử trùng, clorin được bơm định lượng bơm dung dịch clorin để khử toàn bộ các vi sinh vật trong dòng thải. Nước thải sau khi được khử trùng được dẫn vào hệ thống thoát nước tập trung của khu công nghiệp.

Bùn dư trong hệ thống được bơm về bể chứa bùn và được lắng lại tại đây, lượng nước sau lắng được dẫn trở lại hố thu và tiếp tục được xử lý. Bùn trong bể chứa bùn được bơm chìm đặc dụng bơm bùn lên bể đông tụ bùn. Bơm định lượng Polimer Cation (được khuấy trộn bằng máy khuấy trộn trong bồn hóa chất 1000 lít) bơm polimer và được hòa trộn cùng với bùn bằng máy khuấy chậm, bùn được khuấy trộn với Polimer sẽ tách khỏi nước và chảy xuống thùng thùng chứa. Sau khi được hòa trộn với Polymer cation bùn được bơm vào máy ép bùn khung bản bằng bơm màng khí nén. Tại máy ép bùn khung bản, các tấm lọc PP sẽ giữ lại bùn và lọc toàn bộ nước sau đó thu về hố thu nước thải. Bùn sau ép có độ ẩm rất thấp được đóng gói theo kích thước hợp lý để xe nâng di chuyển đi phơi để giảm độ ẩm giúp giảm giá thành xử lý bùn. Xử lý nước thải dệt nhuộm – xử lý bùn thải dệt nhuộm.

Related Posts