Bột trắng răng từ than hoạt tính liệu có an toàn khi sử dụng không? Than hoạt tính được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực nhờ những tính năng có lợi cho sức khỏe. 8 tính năng được khai thác phổ biến trên thế giới gồm làm trắng răng trong kem đánh răng; lọc sạch nước ở máy lọc nước; chăm sóc da trong các sản phẩm làm đẹp; hỗ trợ tiêu hóa; lọc bớt khí độc trong đầu lọc thuốc lá; sử dụng chế biến trong thực phẩm món ăn; loại bỏ mùi khó chịu không mong muốn và điều chỉnh nhiệt độ nhờ khả năng thoáng khí.
Mục Lục
Bột trắng răng từ than hoạt tính liệu có an toàn khi sử dụng không?
Bột trắng răng từ than hoạt tính là một chủ đề được bàn luận phổ biến trong giới làm đẹp thời gian gần đây khi được nhiều người lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, nguyên liệu làm trắng răng này có thực sự tốt như bạn vẫn nghĩ hay không? Ngay sau đây, hãy cùng Đẹp365 đi tìm sự thật cho câu hỏi này qua lời khuyên của nha sĩ nhé!
#Than hoạt tính là gì?
Than hoạt tính là loại bột đen nghiền mịn được làm từ vỏ dừa, ô liu, than đá, mùn cưa hoặc các vật liệu khác. Loại than này đã được xử lý với nhiệt độ cao, nhằm thay đổi cấu trúc bên trong với nhiều lỗ rỗng làm cho nó xốp hơn. Những lỗ rỗng này sẽ “bẫy” các chất độc và bụi bẩn. Cụ thể, than hoạt tính có điện tích âm, hút phân tử tích điện dương, trong khi đó các chất độc hại có điện tích dương, khiến chúng bị than hấp thụ. Có thể bạn đã từng nghe về các gốc tự do và tác hại mà chúng gây ra cho cơ thể. Vâng! Than hoạt tính có thể “nuốt trọn” cả chúng đấy. Tuyệt nhất là than hoạt tính không thể được hấp thụ bởi cơ thể con người, do đó cho phép nó mang độc tố ra khỏi cơ thể thông qua bài tiết.
#Bột trắng răng từ than hoạt tính có tốt cho răng?
Nụ cười trắng sáng hoàn hảo luôn là mục tiêu giới yêu đẹp hướng đến. Họ thử mọi phương pháp từ tẩy trắng răng tại spa đến các biện pháp tại nhà, bao gồm cả than hoạt tính. Và câu hỏi đặt ra là liệu bột trắng răng từ than hoạt tính có thể làm trắng răng an toàn?
Không có bằng chứng chính thức cho thấy than hoạt tính sẽ làm trắng răng. Tuy đã được FDA phê chuẩn cho nhiều mục đích về sức khỏe nhưng Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ hiện chưa phê duyệt bất kỳ sản phẩm than hoạt tính nào. Dù vậy, các quan sát cho thấy sử dụng bột trắng răng từ than hoạt tính có hiệu quả trong việc hấp thụ mảng bám và chất làm ố răng. Điều này cho thấy than hoạt tính là chất làm trắng răng tự nhiên. Nó không trung hòa các độc tố mà liên kết với chúng và cùng đào thải ra ngoài, dẫn đến răng trắng sáng hơn.
#Than hoạt tính có mài mòn như lời đồn không?
Khả năng làm trắng của than hoạt tính nhờ vào độ xốp của nó. Nhưng rắc rối lại nằm ở độ mài mòn của nó.Relative Dentin Abrasivity (RDA) là hướng dẫn để đo độ mài mòn cho tất cả các sản phẩm nha khoa được FDA chấp thuận và FDA khuyến nghị số điểm từ 200 trở xuống. Bột than hoạt tính đạt khoảng 70-90 trên thang RDA trong khi hầu hết kem đánh rănglàm trắng đạt đến 100- 200 RDA, một mức lạm dụng quá cao. Vì vậy, hãy luôn luôn kiểm tra độ mài mòn của kem đánh răng than hoạt tính trước khi quyết định sử dụng bạn nhé.
#Sử dụng hợp lý than hoạt tính để tránh mài mòn
Sự mài mòn của răng là khi men răng và ngà răng mòn dần theo thời gian. Một khi ngà răng mềm trong răng bị lộ ra, sự mài mòn xảy ra với tốc độ nhanh hơn và răng miệng dễ bị tổn thương hơn. Khi vệ sinh răng miệng, bạn có thể ngăn mài mòn bằng cách tránh đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải đánh răng cứng và các chất lạ.
Khi nói đến bột trắng răng từ than hoạt tính, bạn vẫn nên thận trọng trong việc sử dụng. Các nha sĩ tiết lộ rằng họ đã thấy những bệnh nhân có răng bị xói mòn do lạm dụng than hoạt tính. Nha sĩ cũng đề nghị bạn xem xét việc bôi sản phẩm lên răng thay vì kết hợp với đánh răng. Điều này cho phép bột phát huy hiệu quả mà không hại men răng của bạn. Lưu ý, mặc dù bất cứ ai cũng có thể mua bột trắng răng từ than hoạt tính nhưng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi sử dụng. Và đừng quên đi kiểm tra răng miệng định kỳ nhé.
Than hoạt tính (than củi) là một trong những chất có cấu trúc phân tử than được kết hợp qua xử lý để tạo thành những vật liệu có cấu trúc đặc biệt, có thể tăng diện tích tiếp xúc của bề mặt than với các phân tử hóa chất trong nước, đồng thời hấp thụ một lượng lớn các tạp chất bẩn có trong nguồn nước bị ô nhiễm.