Ưu nhược điểm của các công nghệ trên máy lọc nước hiện nay: Trước thông tin nước đun sôi để nguội lâu ngày có thể sản sinh ra các chất có thể gây ung thư, khiến nhiều người hoang mang, theo các chuyên gia cho biết thêm, hiện nay chưa có bất cứ công bố khoa học nào của các cơ quan uy tín trên thế giới như Tổ chức Y tế thế giới hay hội nghị khoa học uy tín đề cập về vấn đề này. Vấn đề duy nhất chỉ là nguy cơ tái nhiễm bẩn của nước.
Mục Lục
Ưu nhược điểm của các công nghệ trên máy lọc nước hiện nay
Với ưu điểm không dùng điện, không nước thải, không lãng phí, các công nghệ lọc ”3 không” như Microfiltration (MF), UltraFiltration (UF) hay Nano Filtration (NF) luôn được đánh giá như những giải pháp lọc nước tiết kiệm chi phí hơn so với công nghệ lọc nước sử dụng màng lọc RO. Tuy nhiên, 3 “không” liệu có “không rủi ro”?
Tiêu chí để đánh giá chất lượng của máy lọc nước không chỉ nằm ở yếu tố tiết kiệm. Hiểu rõ sự khác nhau giữa những công nghệ không nước thải như Micro Filtration (MF-Vi lọc), Ultra Filtration (UF-Siêu lọc), Nano Filtration (Lọc Nano), và công nghệ RO (Thẩm thấu ngược) sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về ưu và nhược điểm của từng loại và lựa chọn được sản phẩm máy lọc nước phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình mình.
Không nước thải, không dùng điện là hai ưu điểm nổi trội của các công nghệ lọc như MF, UF và Nano. Sự khác biệt giữa các công nghệ này và công nghệ thẩm thấu ngược RO nằm ở mật độ của màng lọc (hay đường kính lỗ màng lọc.)
Trong khi các màng lọc MF (vi lọc), UF (siêu lọc) và Nano chỉ có thể giúp loại bỏ các loại hạt, vi khuẩn có kích thước lớn từ 0.001 đến 10 μm, RO là công nghệ lọc nước duy nhất có khả năng lọc bỏ hoàn toàn các thành phần ô nhiễm, vi khuẩn, vi rút, kim loại nặng và các chất có hại cho sức khỏe con người để đem lại nguồn nước uống an toàn nhất cho người tiêu dùng.
Mật độ màng lọc màng lọc thưa (lỗ màng lọc lớn) khiến cho các công nghệ MF, UF và Nano không đòi hỏi cao về áp suất nước, và không cần đến bơm tăng áp để hoạt động, từ đó dẫn đến điểm khác biệt với RO là không dùng điện. Trong khi đó, máy lọc nước RO cần áp suất nước lớn để đẩy nước qua các khe màng lọc vô cùng nhỏ, đảm bảo chỉ có nước tinh khiết có thể chảy qua và các thành phần chất ô nhiễm, tồn dư, vi khuẩn, vi rút và khoáng chất đều bị loại bỏ hoàn toàn. Một số dòng máy lọc nước RO cao cấp còn áp dụng công nghệ tiên tiến như đèn UV diệt khuẩn, cảnh báo thay thế lõi lọc, cảnh báo rò rỉ,… để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, vì lẽ đó cần dùng điện để đảm bảo hoạt động của các tính năng này.
Không điện, không thải nước nhưng chưa chắc không rủi ro
Nhược điểm cuả các công nghệ “3 không” là ở chỗ tuổi thọ của màng lọc thấp. Không những phải thay thế thường xuyên, qua các màng lọc này, nước đầu ra vẫn có thể chứa các chất có hại cho sức khỏe. Tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, lọc nước bằng công nghệ Nano khá phổ biến bởi nguồn nước máy đã được xử lý tốt, hơn nữa, cơ sở hạ tầng cao cấp, hệ thống đường ống dẫn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Trong khi đó, tại Việt Nam, ngoài nguồn nước không đảm bảo, hệ thống dẫn nước xuống cấp cũng khiến cho việc uống nước trực tiếp sau khi qua các màng lọc MF, UF, Nano mang lại nhiều rủi ro cho người dùng.
Nếu bạn không yêu cầu quá khắt khe thì nước được lọc qua màng UF, Nano sẽ là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu uống trực tiếp sau khi lọc, bạn nên sử dụng nước tinh khiết đã được xử lý bằng công nghệ lọc nước RO. Chính vì lẽ này, các nhãn hiệu nước đóng chai quốc tế như Aquafina (Pepsi), Dasani (Coca-Cola) chỉ sử dụng công nghệ lọc RO để mang lại nguồn nước an toàn nhất cho người tiêu dùng. (Tham khảo link này để tìm hiểu thêm về việc áp dụng công nghệ lọc RO khi xử lý nước đóng chai tại Việt Nam.)
…Và không khoáng chất liệu có rủi ro?
Một yếu tố được coi như “tính ưu việt” của các công nghệ lọc không nước thải so với RO chính là việc các công nghệ này vẫn giữ được khoáng chất trong nước trong khi RO loại bỏ hoàn toàn khoáng chất và kim loại nặng để mang đến loại nước lọc tinh khiết hoàn toàn.
Để hiểu rõ vấn đề này, người tiêu dùng cần hiểu rõ sự tồn tại của các khoáng chất trong nước. Sự thật là khoáng chất có hai loại: hữu cơ và vô cơ, và cơ thể con người chỉ có thể hấp thụ được những khoáng chất hữu cơ. Trong khi đó, lượng khoáng chất hữu cơ trong nước có tỉ lệ vô cùng nhỏ so với khoáng vô cơ. Do đó, không thể coi nước là nguồn bổ sung khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Càng không thể nói rằng nước không có khoáng chất là nước nghèo dinh dưỡng và không tốt cho sức khỏe con người.
Hi vọng những phân tích trên sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về ưu, nhược điểm của các loại công nghệ lọc nước phổ biến hiện nay cũng như tránh bị dẫn dắt bởi những lời quảng cáo thái quá của nhà bán hàng. Để lựa chọn được công nghệ lọc nước phù hợp nhất, trước khi nghĩ tới giá cả, bạn cần cân nhắc hai yếu tố quan trọng là nguồn nước đầu vào và nhu cầu sử dụng để sinh hoạt hay uống trực tiếp. Đừng để mất tiền oan khi không thu được nước tiêu chuẩn như ý muốn mà còn có thể mang tới nguy hại cho sức khỏe gia đình.